Giờ hoạt động góc đầy hứng thú của các bé Lớp lớn 2 tại Trường Mầm non 7/5 (TP. Điện Biên Phủ) sau khi sáp nhập.
Được học tập trong môi trường thân thiện, xanh - sạch - đẹp; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đặc biệt là việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm từ nhiều năm qua đã giúp học sinh tự tin, hoạt bát, năng động hơn. Và như vậy luôn đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên đổi mới, cập nhật kiến thức trong quá trình dạy dỗ, chăm sóc trẻ. Điều đó khiến trẻ thích thú tới trường, tới lớp. Đây cũng là cách “kéo” trẻ tới lớp của nhà trường cực kỳ hiệu quả. Năm học 2020 - 2021 huy động trẻ ra lớp từ 3 - 5 tuổi đạt 100%; tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần đối với các độ tuổi trung bình đạt 92,5%...
Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Hồng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Điện Biên Phủ, cho biết: Thực hiện chủ trương sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND thành phố của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; tháng 10/2019 phòng đã trình tham mưu UBND thành phố Điện Biên Phủ sáp nhập 6 đơn vị trường học thành 3 đơn vị trường học. Cụ thể sáp nhập Trường Mầm non Tân Thanh vào Trường Mầm non 7/5 trên địa bàn phường Tân Thanh thành Trường Mầm non 7/5; sáp nhập trường Tiểu học Thanh Trường và Trường THCS Thanh Trường trên địa bàn phường Thanh Trường thành trường Tiểu học và THCS Thanh Trường; sáp nhập Trường Tiểu học Thanh Minh và Trường THCS Thanh Minh trên địa bàn xã Thanh Minh thành Trường Tiểu học và THCS Thanh Minh. Sau khi sáp nhập các trường đều thực hiện sắp xếp lại để đảm bảo môi trường giáo dục thống nhất, đồng bộ về quản lý việc chăm sóc giáo dục trẻ, công tác dạy học cũng như thuận lợi trong việc tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, tiết kiệm được nguồn lực con người... Quan điểm của thành phố là không tổ chức thu gọn điểm trường tại các trường mầm non và tiểu học với lý do cấp học mầm non qua khảo sát các điểm trường và điểm trung tâm cách xa nhau được quy định tại Khoản 2, điều 27 của Điều lệ trường học cấp mầm non “Độ dài đường đi của trẻ từ nhà đến trường không vượt quá 2km đối với vùng núi”. Với cấp tiểu học, điểm lẻ học sinh lớp 1, 2 không tiến hành thu gọn về trung tâm vì học sinh còn nhỏ chưa biết tự chăm sóc bản thân, khoảng cách xa điểm chính. Do đó Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực hiện chương trình ghép đối với 2 trường nhằm thuận lợi, an toàn cho học sinh và tiết kiệm biên chế. Đặc biệt sau khi thực hiện sáp nhập 4 xã (Nà Tấu, Nà Nhạn, Mường Phăng, Pá Khoang) của huyện Điện Biên về thành phố, thực hiện chủ trương sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố việc của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; trong đó có việc sáp nhập Trường Tiểu học số 1 Pá Khoang và Trường Tiểu học số 2 Pá Khoang (xã Pá Khoang). Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. đã tiến hành khảo sát thực tế trước khi tham mưu thực hiện nội dung này. Tuy nhiên do trên địa bàn xã Pá Khoang chưa có trường THCS mà học sinh phải sang xã khác để học, trong khi trụ sở 2 trường Tiểu học số 1 Pá Khoang và Trường Tiểu học số 2 Pá Khoang cách khá xa nhau nên việc sáp nhập sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới việc đi lại của học sinh. Chính vì vậy, hướng của Phòng sẽ tham mưu với thành phố thành lập trường liên cấp (Tiểu học và THCS Pá Khoang) thay vì sáp nhập giữa Trường Tiểu học số 1 Pá Khoang và Trường Tiểu học số 2 Pá Khoang, để tạo thuận lợi cho công tác phát triển giáo dục trên địa bàn.
Tác giả bài viết: Gia Kiệt
Nguồn tin: baodienbienphu.info.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
47
Hôm nay :
2100
Tháng hiện tại
: 77834
Tổng lượt truy cập : 36778198