Giữ cho “màu rừng” tươi mãi04 Tháng Giêng 2024
Nằm yên bình bên dòng Nậm Ngam, người Lào ở bản Na Sang 1 và Na Sang 2, xã Núa Ngam vẫn gìn giữ được nghề nhuộm chàm, dệt vải của ông cha truyền lại để làm nên những bộ trang phục rực rỡ sắc màu. Điều đặc biệt là những màu sắc, nguyên liệu tạo nên các trang phục đó đều được lấy từ tự nhiên, những cây, củ mọc trên rừng hoặc được trồng quanh nhà để tiện thu hái…
Nét văn hóa truyền thống trang phục của người Dao đỏ04 Tháng Giêng 2024
Trên địa bàn tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Dao, nhóm Dao đỏ chủ yếu cư trú ở 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên. Trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống, bà con dân tộc Dao đã hình thành nên một kho tàng văn hóa phong phú, đặc sắc, thể hiện trên nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là nghề dệt vải và tạo hình hoa văn trên trang phục truyền thống. Đây là một nét đẹp văn hóa tiêu biểu được người Dao đỏ duy trì, gìn giữ qua nhiều thế hệ cho tới ngày nay.
Độc đáo trang phục phụ nữ Mông Hoa04 Tháng Giêng 2024
Trên địa bàn huyện Nậm Pồ, dân tộc Mông chiếm đến 69,18%, có 5 nhóm (Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa), trong đó nhóm dân tộc Mông Hoa (Mông Lềnh) sinh sống chủ yếu ở các xã Nậm Tin, Chà Cang, Nà Khoa... Cùng với các nhóm Mông khác, người Mông Hoa vẫn giữ được nhiều nét phong tục tập quán độc đáo. Một trong những nét đẹp đó là việc thêu, may các bộ trang phục dân tộc phụ nữ Mông Hoa rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc.
Rực rỡ sắc màu thổ cẩm04 Tháng Giêng 2024
Điện Biên có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Nhiều dân tộc có trang phục thổ cẩm truyền thống với họa tiết, hoa văn trang trí mang nét độc đáo riêng tạo nên bức tranh sắc màu thổ cẩm hết sức đa dạng, phong phú và độc đáo, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc Điện Biên.
Gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc Cống04 Tháng Giêng 2024
Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên có 54 hộ với hơn 250 nhân khẩu đồng bào Cống - một trong ba cộng đồng dân tộc rất ít người ở Điện Biên. Với sự tiếp sức của các cấp, ngành, người Cống nơi đây đang nỗ lực giữ gìn những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng, trong đó có trang phục truyền thống.
Độc đáo trang phục người Xạ Phang04 Tháng Giêng 2024
Vượt qua những cung đường uốn lượn đến với cao nguyên đá Tả Sìn Thàng (huyện Tủa Chùa) vào thời điểm tháng 10, tháng 11; chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh chị em người Xạ Phang đang cần mẫn may bên hiên nhà, chuẩn bị những bộ trang phục truyền thống cho cả gia đình đi chơi Tết. Với đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ Xạ Phang đã làm ra những bộ quần áo, đôi giày hoa thêu thủ công với nhiều họa tiết hoa văn độc đáo, gắn với đời sống văn hóa truyền thống dân tộc.
Rực rỡ sắc màu trang phục truyền thống dân tộc04 Tháng Giêng 2024
Trang phục truyền thống là nét dễ nhận biết đầu tiên của một tộc người. Với 19 dân tộc anh em cùng chung sống, bức tranh trang phục truyền thống trên mảnh đất Điện Biên vô cùng đa dạng, rực rỡ sắc màu, là niềm tự hào, gắn với trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ nét đẹp đáng quý này.
Đa dạng sắc màu liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc04 Tháng Giêng 2024
Liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III diễn ra trong ngày 2/10, thu hút sự quan tâm, cổ vũ nhiệt tình của đông đảo khán giả, được đánh giá cao bởi Hội đồng Ban giám khảo.
Nét văn hóa độc đáo trong trang phục người Hà Nhì Lạ Mí04 Tháng Giêng 2024
Đồng bào Hà Nhì tại huyện biên giới Mường Nhé sinh sống ở 4 xã vùng giáp biên gồm: Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Trang phục của Người Hà Nhì Lạ Mí nơi ngã ba vùng biên xã Sín Thầu mang nét văn hóa độc đáo riêng, luôn thể hiện sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên, được người dân gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Trang phục truyền thống người Dao Khâu04 Tháng Giêng 2024
Một mùa xuân mới lại về với rẻo cao Nậm Pồ. Những cây đào, cây mận ven đường nở những chùm hoa rực rỡ trong cái rét miền sơn cước. Chúng tôi có dịp ghé thăm bản Sín Chải, xã Nà Hỳ, nơi sinh sống quần cư của đồng bào dân tộc Dao Khâu, với mong muốn khám phá nét văn hóa độc đáo trang phục truyền thống của bà con nơi đây.
Vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải – Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia của dân tộc Mông04 Tháng Giêng 2024
Nằm trên đỉnh đèo Ma Thì Hồ, bản Cổng trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông với những nét văn hoá truyền thống vô cùng độc đáo. Một trong số đó chính là kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải, đây là tri thức dân gian về một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó với đồng bào tự ngàn xưa và cho đến bây giờ vẫn được những người dân nơi đây gìn giữ.
Những sắc màu và hoa văn thổ cẩm04 Tháng Giêng 2024
Quan niệm sống của các dân tộc Á Đông luôn coi trọng sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Vì vậy, thiên nhiên như hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người. Trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói riêng, màu sắc và hoa văn thổ cẩm, không chỉ phán ánh vẻ đẹp của thiên nhiên mỗi vùng, miền, mà còn phản ánh ý niệm thẩm mỹ, tín ngưỡng tâm linh và lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc.
Nét tài hoa của người phụ nữ Thái trong nghệ thuật dệt Thổ cẩm04 Tháng Giêng 2024
Có thể nói hàng dệt thổ cẩm của người Thái với những họa tiết sinh động, phong phú, nhã nhặn đã thực sự chiếm được tình cảm của du khách khi đến với Ngày hội dân tộc Thái lần thứ 2 được tổ chức tại tỉnh Điện Biên
Nét đặc sắc trong trang phục dân tộc Hà Nhì04 Tháng Giêng 2024
Trải qua biết bao thăng trầm và biến thiên của lịch sử, một số nét văn hóa của cộng đồng dân tộc Hà Nhì đã bị mai một, nhưng những yếu tố văn hóa đặc thù đậm nét như tiếng nói, tín ngưỡng, các sinh hoạt văn hóa và đặc biệt là trang phục truyền thống của dân tộc này vẫn luôn tồn tại và có sức sống lâu bền. Việc lựa chọn màu sắc, can ghép họa tiết, hoa văn khéo léo không chỉ thể hiện nhận thức của người Hà Nhì về thế giới, cảnh quan thiên nhiên cũng như tình cảm, ước vọng của họ về cuộc sống tốt đẹp mà khi mặc bộ trang phục truyền thống thì dù ở đâu người Hà Nhì cũng khó lẫn với các tộc người khác.
Ðộc đáo trang phục truyền thống của dân tộc Xạ Phang04 Tháng Giêng 2024
Nét tinh xảo và độc đáo trong bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu của dân tộc Xạ Phang chính là thước đo đánh giá sự khéo léo, tảo tần của người phụ nữ dân tộc này. Hầu hết, những phụ nữ Xạ Phang trong bản Thèn Pả đều may vá từ khi còn rất nhỏ. Ðể giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc, các bà, các mẹ đã tận tình hướng dẫn các em gái việc may vá những bộ quần áo, thêu những đôi giày hoa cho chính mình và người thân trong gia đình.
ghĩa hoa văn trên trang phục dân tộc Lào ở Mường Luân04 Tháng Giêng 2024
Từ rất lâu đời nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông đã phát triển, đến nay nghề dệt này vẫn được duy trì và bảo tồn. Đặc biệt, hoa văn trên vải đã mang lại những giá trị đặc trưng trong đời sống và sinh hoạt của tộc người.