Khai thác tiềm năng du lịch

Đăng ngày 22 - 05 - 2025
100%

Với những tiềm năng và lợi thế riêng, cùng với sự quyết tâm và định hướng chiến lược rõ ràng, Điện Biên đang từng bước khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn, khác biệt và đầy cuốn hút trong bản đồ du lịch khu vực Tây Bắc và cả nước.

Du khách tham quan di tích đồi A1.

Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Điện Biên ban hành, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đột phá mang tầm chiến lược. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 7/5/2021 của Tỉnh ủy đã xác định rõ phương hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên việc khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có. Đây chính là “kim chỉ nam”, là định hướng chiến lược để xây dựng Điện Biên trở thành một điểm đến hấp dẫn, mang đậm bản sắc riêng với các địa phương khác trong khu vực Tây Bắc. Trong đó, du lịch lịch sử - tâm linh được coi là thế mạnh vượt trội và mang tính biểu tượng của Điện Biên. Không dừng lại ở việc tham quan các di tích, tỉnh đang hướng đến xây dựng các sản phẩm du lịch trải nghiệm.

Do vậy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang tập trung xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm tìm hiểu lịch sử với các hoạt cảnh, minh họa thực tế, trực tiếp. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến về âm thanh, ánh sáng sẽ được đẩy mạnh để tạo những cảm giác chân thực nhất cho du khách khi đến với Quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm di tích, kết hợp khai thác giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc và cơ sở thờ tự trên địa bàn tỉnh cũng là ưu tiên hàng đầu, làm phong phú thêm trải nghiệm tâm linh cho du khách.

Điện Biên có 19 dân tộc với những nét văn hóa độc đáo, tạo nên một bức tranh đa sắc màu. Bởi vậy, các cấp, ngành cơ quan chuyên môn cũng đang chú trọng phát triển mô hình du lịch cộng đồng, nơi du khách có thể hòa mình vào cuộc sống của người bản địa, tìm hiểu bản sắc văn hóa, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể như các loại hình ca, múa, nhạc dân gian. Thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc trưng của từng dân tộc, khám phá các sản phẩm OCOP cũng là những trải nghiệm không thể bỏ qua.

Điện Biên sở hữu hệ sinh thái rừng, sông, hồ và nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ, thơ mộng. Hiện tỉnh đang tích cực thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái - khám phá, từng bước khai thác thế mạnh này. Các lễ hội đặc sắc được tổ chức thường niên, như: Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội Thành Bản Phủ, Lễ hội Hoa Anh Đào… cũng là những “thỏi nam châm” thu hút du khách, tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách, Điện Biên đang tập trung phát triển các dịch vụ du lịch chất lượng cao. Các loại hình như chơi golf, đua thuyền, các môn thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí tại các công viên chuyên đề, xem biểu diễn thực cảnh đang được quy hoạch và kêu gọi đầu tư. Đặc biệt, tiềm năng từ các mỏ khoáng nóng tự nhiên như U Va, Hua Pe được xem là lợi thế cạnh tranh để phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, những trải nghiệm như chinh phục ngã ba biên giới A Pa Chải - một cột mốc thiêng liêng của Tổ quốc, hay khám phá các chợ phiên vùng cao cũng được xây dựng thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn.

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong thời đại số, từ đó từng bước hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh, nâng cao sức cạnh tranh và tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Điện Biên. Bởi vậy, Sở VHTT&DL đang tăng cường truyền thông đa nền tảng với việc đẩy mạnh tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của Sở và các đơn vị trực thuộc, trên các chuyên trang, chuyên mục, kênh thông tin mạng xã hội phổ biến như: Facebook, zalo, youtube, tiktok. Đồng thời, việc liên kết, phối hợp truyền thông trên các nền tảng số du lịch của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, cổng thông tin điện tử và chuyên trang du lịch các tỉnh, thành phố sẽ được chú trọng.

Ngành cũng xây dựng chiến dịch truyền thông sáng tạo, như: Các cuộc thi trực tuyến, các chương trình famtrip có sự tham gia trải nghiệm và chia sẻ của những người có ảnh hưởng sẽ được tổ chức thường xuyên. Việc sản xuất các video, clip chất lượng cao giới thiệu vẻ đẹp, tiềm năng du lịch Điện Biên và lan tỏa trên các nền tảng số cũng là một ưu tiên trong chiến dịch này. Ngoài ra, một hệ thống du lịch thông minh đang dần được định hình, mỗi di tích, mỗi điểm đến, mỗi di sản văn hóa đều được số hóa, sẵn sàng kể câu chuyện của mình cho du khách qua những mã QR tiện lợi hay những ứng dụng tương tác.

Việc xây dựng và nâng tầm đội ngũ nhân lực chất lượng cao được xác định là đòn bẩy then chốt, quyết định sự thành công của việc đưa ngành “công nghiệp không khói” này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ một cách thực chất và phù hợp với đặc thù địa phương. Sở VHTT&DL phối hợp chặt chẽ với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng chuyên ngành du lịch và các chuyên gia hàng đầu. Bên cạnh đào tạo lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn và tầm nhìn quốc tế cũng được đặc biệt chú trọng thông qua các chương trình tham quan, học tập và khảo sát mô hình thành công.

Một giải pháp mang tính đột phá và bền vững khác là đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, đặc biệt là vai trò chủ động của cộng đồng doanh nghiệp. Thay vì chỉ trông chờ vào cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo tư nhân đầu tư đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động. Mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sẽ được tăng cường, đảm bảo chương trình học sát với nhu cầu thực tế và đầu ra được thị trường đón nhận.

Với những định hướng chiến lược rõ ràng, sự đầu tư bài bản và quyết tâm cao độ, du lịch Điện Biên đang đứng trước những cơ hội phát triển lớn. Việc tập trung vào 3 trụ cột sản phẩm đặc thù, đẩy mạnh chuyển đổi số và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là những bước đi vững chắc để Điện Biên không chỉ thu hút và giữ chân du khách mà còn khẳng định vị thế là một điểm đến du lịch hàng đầu, giàu bản sắc và không ngừng đổi mới trên bản đồ du lịch Việt Nam. 

Diệp Chi

Tin mới nhất

Siết chặt kiểm soát hàng kém chất lượng(30/05/2025 5:14 SA)

Mùa vàng trên cánh đồng Mường Thanh(24/05/2025 3:16 SA)

Điện Biên phát triển cây ăn quả lợi thế(23/05/2025 1:48 SA)

Khai thác tiềm năng du lịch(22/05/2025 11:02 CH)

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Điện Biên tổ chức phiên giao dịch xã tại UBND xã Pá Khoang(19/05/2025 11:53 CH)

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Điện Biên: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho Ban quản lý Tổ và Trưởng...(16/05/2025 9:10 CH)

Nỗ lực giảm áp lực tồn kho(15/05/2025 11:06 CH)

Giá điện tăng, áp lực mới(14/05/2025 11:49 CH)

Triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Môi trường(11/05/2025 4:43 CH)

Chuyện bảo vệ rừng ở Nà Pen(11/05/2025 4:38 CH)

Khai trương Khách sạn Mường Thanh Luxury(08/05/2025 11:41 CH)

Khởi công xây dựng nhà Chữ thập đỏ tại phường Nam Thanh(08/05/2025 11:29 CH)

Người tiêu dùng ngại đấu tranh khi quyền lợi bị xâm phạm(30/04/2025 4:42 SA)

Chủ động kiểm soát thị trường thực phẩm chức năng(30/04/2025 4:36 SA)

Khảo sát, đánh giá các tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025 tại xã Mường Phăng(30/04/2025 3:19 SA)

Phường Nam Thanh: Tập huấn tuyên truyền kiến thức phong trào sản xuất kinh doanh giỏi các cấp(29/04/2025 10:55 CH)

Khảo sát thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới tại xã Nà Nhạn, Nà Tấu(26/04/2025 10:01 CH)

Thúc đẩy động lực đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế(25/04/2025 11:09 CH)

Hội nghị phổ biến, niêm yết công khai các Quyết định phê duyệt phương án điều chỉnh, bổ sung(15/04/2025 4:39 CH)

Gần 280ha lúa đông - xuân nhiễm bệnh đạo ôn lá(13/04/2025 5:16 CH)

<< < 1 2 3 4 5  ... > >> 
Thứ 4 Ngày 19/2/2020, 10:13:24 PM
°